Ảnh: BĐP họp thường kỳ Q4/2019
Trong xu thế bùng nổ hữu cơ, đứng trước những thách thức mới khi những chính sách về nông nghiệp hữu cơ được nhà nước ban hành, không ít những đơn vị đánh giá đã tranh thủ và tận dụng cơ hội cung cấp dịch vụ chứng nhận đáp ứng đòi hỏi nhu cầu tìm kiếm sản phẩm hữu cơ ngày càng cao của người tiêu dùng. PGS duy trì tính liêm chính trong quá trình hoạt động đảm bảo chất lượng đối mặt với những thách thức mới. Một số nhóm nông dân đang trong quá trình xử lý vi phạm thậm chí đang bị đình chỉ chứng nhận theo quy định của PGS đã lấy chứng nhận của bên thứ 3 theo tiêu chuẩn TCVN-11041 một cách dễ dàng đã cho thấy một thị trường ở đó, những sản phẩm được bán là hữu cơ có chứng nhận theo tiêu chuẩn Quốc Gia của một số đơn vị cấp chứng nhận cơ hội sẽ mang một bản chất hoàn toàn khác. PGS Việt Nam trong năm 2019, trong vòng xoáy hấp dẫn của thị trường hữu cơ, nhiều nhóm nông dân PGS không thể kiên định đã bị kỷ luật do đã có những hành vi gian lận không minh bạch trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đứng trước tình hình này, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ cùng PGS Việt Nam đã có những cuộc họp với chính quyền địa phương, với Hội nông dân, Hội phụ nữ những nơi đang chịu trách nhiệm vận hành PGS thống nhất quan điểm không chạy theo thành tích, thà ít mà chất lượng còn hơn nhiều mà không có phẩm chất. Các hoạt động giám sát từ Ban Điều Phối PGS và các Liên nhóm đã được tăng cường mạnh mẽ trong năm 2019 cương quyết xử lý nghiêm các hành vi không tuân thủ.
Ảnh: Kiểm tra mẫu ngẫu nhiên trong hoạt động giám sát của BĐP
Do hoạt động cầm chừng, không hiệu quả, vô kỷ luật, thậm chí tái vi phạm nhiều lần, tính đến nay, PGS đã đình chỉ tư cách thành viên của 2 liên nhóm Hiền Ninh, liên nhóm Đông Xuân tại Sóc Sơn, khai trừ khỏi hệ thống PGS 9 nhóm nông dân tại Lương Sơn, 3 nhóm tại Thanh Xuân do hoạt động không hiệu quả, 1 nhóm tại Trác Văn tái vi phạm nhiều lần và 1 nhóm tại Tân Dân phân rã do mất đoàn kết và xin rời khỏi PGS. PGS công khai danh sách cập nhật theo quý các nhóm được PGS Việt Nam công nhận tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất để người tiêu dùng tiện theo dõi trên website và trang của PGS trên face book. Tính đến cuối năm 2019, PGS sụt giảm chỉ còn 46 nhóm nông dân với tổng diện tích trong hệ thống PGS đến nay là 42,7 ha trong đó 25,7 ha được cấp chứng nhận PGS và 17 ha đang chuyển đổi và đang bị kỷ luật. Trong năm 2019, PGS đã áp dụng phương thức cấp chứng nhận và giám sát đối với 3 vườn cá nhân đạt đủ điều kiện theo quy định, đáp ứng những mong muốn của đối tượng sản xuất hữu cơ không theo nhóm hộ
PGS phối hợp với Check VN, xây dựng hệ thống quản lý số thông qua dán tem xác thực gắn mã QR để truy xuất nguồn gốc, quản lý dòng sản phẩm PGS hữu cơ trên thị trường và minh bạch tình trạng chứng nhận đến từng hộ nhóm nông dân, giảm thiểu tối đa nguy cơ gian lận từ sản xuất đến tận bàn ăn của người tiêu dùng.
Sử dụng hệ thống xác thực số gắn mã QR
Trong năm 2020, PGS Việt Nam cùng Hiệp Hội NNHC sẽ thúc đẩy các hoạt động gắn kết, liên minh các PGS hữu cơ trên toàn quốc để hỗ trợ kỹ thuật vận hành. Các hoạt động giám sát thị trường sẽ triển khai đồng bộ với mạng lưới giám sát đồng ruộng, khuyến khích người tiêu dùng tham gia giám sát, phản ánh những bất thường trong quá trình tiêu dùng sản phẩm, quyết tâm giữ vững giá trị cốt lõi của PGS đó là sự minh bạch xuyên suốt chuỗi giá trị sản phẩm trong mạng lưới PGS Việt Nam. Bên cạnh đó, PGS sẽ phối hợp với các chuỗi doanh nghiệp thành viên của mình tổ chức các tour du lịch đem khách hàng tới nơi sản xuất để được giao lưu, trải nghiệm, và chia sẻ kiến thức với nông dân đang nỗ lực sản xuất hữu cơ
Rau xen hoa cúc thảo dược nhóm rau Thanh Thủy – Trác Văn
Nguồn: Ban Điều Phối PGS Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn