ĐẠI HỘI PGS VIỆT NAM LẦN IV NHIỆM KỲ 2017-2019

Thứ bảy - 21/01/2017 10:18
Ngày 13 tháng 1 năm 2017, hòa chung không khí chào đón một năm mới, tại UBND xã Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội, Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Việt Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ IV tổng kết đánh giá các hoạt động nhiệm kỳ 2 năm 2014-2016 và định hướng các hoạt động trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tiết trời giá rét tạnh ráo sau những ngày mưa lê thê, đã không thể làm dịu đi cái không khí rộn ràng náo nức bởi những điệu múa thướt tha, những lời ca tiếng hát được chính những nông dân hữu cơ vất vả một nắng hai sương từ các vùng sản xuất khác nhau hóa thân vào.

Hơn 400 đại biểu bao gồm Nông dân đại diện cho 3 liên nhóm Thanh Xuân-Sóc Sơn, Lương Sơn -Hòa Bình và Trác Văn – Hà Nam, các đơn vị phân phối, khách hàng, lãnh đạo chính quyền và Hội Nông Dân các huyện, xã, Hiệp Hội hữu cơ Việt Nam, Trung Tâm nghiên cứu và PT hệ thống nông nghiệp (CASRAD),  giảng viên trường Cao Đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (NVCARD), nơi luôn đồng hành và hỗ trợ cho phòng trào NNHC từ thuở trứng nước…còn có trưởng đại diện ADDAViệt Nam cùng các cá nhân, tổ chức có quan tâm đã tề tựu về tham dự Đại hội. Đại hội là dịp các đại biểu được nghe các vùng sản xuất báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động, để các công ty đưa tiếng nói của khách hàng tới người sản xuất, tới các cơ quan quản lý đang hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ của địa phương có cái nhìn tổng quan nhất để có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ kịp thời nông dân tham gia sản xuất hữu cơ trong hệ thống PGS.   

Ngoài các báo cáo từ các cùng sản xuất, Đại hội đã được nghe Nhà giáo ưu tú- Tiến sỹ Trần Thị Thanh Bình – Phó trưởng BĐP trình bày một báo cáo tổng hợp đánh giá sự phát triển của PGS trong 2 năm qua. Báo cáo cho thấy hệ thống PGS Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014–2016 đã có những bước phát triển quan trọng và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của không chỉ nông dân, các đơn vị kinh doanh mà còn các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học và các tổ chức phát triển Quốc tế và địa phương. Hiện Liên nhóm sản xuất Tân Lạc đã tách ra khỏi PGS Việt Nam để thành lập một PGS riêng dưới sự hỗ trợ của dự án ADDA mà đối tác thực hiện là VOAA nhằm hướng tới tự chủ, tự lập và tự khẳng định uy tín của mình tại thị trường Hòa Bình. Ba vùng sản xuất của Thanh Xuân (Sóc Sơn), Lương Sơn (Hòa Bình) và Trác Văn (Hà Nam), với tổng số thành viên là 298 (tăng 44% so với 2014), diện tích sản xuất chuyển đổi là 15,5 ha, được cấp chứng nhận PGS là 27,8 ha tăng 63,5% so với 2014 các sản phẩm chủ yếu là rau với sản lượng cung cấp ra thị trường Hà Nội là 714 tấn, tăng 118,5 % so với năm 2014. Các PGS khác như PGS Hội An và Bến Tre dù mới được thiết lập trong 2 năm, còn nhiều thử thách trong quá trình chuyển đổi đất đai môi trường và nhận thức của cong người, song cũng đang hứa hẹn trở thành một cộng đồng PGS năng động, hợp tác và phát triển. Các báo cáo cũng phản ánh các hoạt động giám sát thanh tra chéo định kỳ và đột xuất luôn được nêu cao và phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa các nhóm nông dân và giữa các nông dân dưới sự điều phối của các Liên Nhóm. Báo cáo cũng phản ánh mối quan tâm của xã hội, của người tiêu dùng trong việc cùng tham gia giám sát thị trường thông quá Nhóm Tình nguyện Viên Giám sát thị trường của PGS nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình sản xuất cho đến tiêu thụ, đảm bảo sản phẩm thực sự hữu cơ tới tay người tiêu dùng. 

Các đại biểu cũng được thăm toàn cảnh khu sản xuất rau hữu cơ của HTX Bái Thượng tại thôn Bái Thượng – xã Thanh Xuân, thăm nơi nuôi giun và trao đổi trực tiếp với nông dân sản xuất để có cái nhìn cụ thể hơn, khách quan hơn về cách thức sản xuất hữu cơ và những khó khăn mà nông dân PGS đang phải đương đầu.

Trong phiên làm việc buổi chiều cùng ngày, Đại Hội đã thảo luận việc áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam, tiếp thu những ý kiến của người sản xuất, khách hàng để cập nhật, điều chỉnh các tiêu chuẩn và quy định để phù hợp với điều kiện thực tế và hòa đồng trong gia đình tiêu chuẩn IFOAM. Sau những chất vấn và các câu hỏi thảo luận, tiêu chuẩn PGS Việt Nam sẽ được cập nhật và điều chỉnh cụ thể hơn cho việc áp dụng.

Tiến trình bầu Ban Điều phối nhiệm kỳ 2015 – 2017 đã được ông Trần Mạnh Chiến  – Phó BĐP điều hành cùng toàn thể thành viên bỏ phiếu bầu một cách công khai dân chủ.

Hội nghị đã kết thúc vào lúc 16 giờ cùng ngày và Ban Điều Phối mới đã ra mắt với 12 thành viên.

Ban điều phối sẽ tổ chức phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ tết nguyên đán Đinh Dậu và hứa hẹn một nhiệm kỳ mới khởi sắc

Danh sách BĐP PGS nhiệm kỳ 2017-2019

1. Bà Từ Thị Tuyết Nhung: Khách hàng

2. Ông Trần Mạnh Chiến – GĐ Công ty VinaGap

3. Bà Trần Thị Thanh Bình – Trường Đại học Lâm Nghiệp

4. Ông Thái Anh Tuấn – GĐ Công ty CP Đầu tư Tâm Đạt

5. Ông Nguyễn Tuấn Dũng – Chủ cửa hàng Rau hữu cơ Tràng An

6. Bà Hoàng Thị Hà – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sóc Sơn

7. Ông Lê Minh Quyền – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xuân

8. Bà Phùng Thị Lan - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn

9. Bà Đỗ Thị Tuyết – Quản lý chất lượng, LN Trác Văn

10. Bà Phạm Kim Ngọc:  khách hàng

11. Ông Hoàng Hiền: HTX NN hữu cơ Thanh Xuân

12. Ông Trần Quân: Giám đốc chuỗi cửa hàng Sói Biển

 

Nguồn: Ban Điều Phối PGS Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Th?nh vi?n v? ?i t?c
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Tâm Đạt Hữu Cơ
Rau Tràng An
CODAS
Bác Tôm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây