NÔNG DÂN LÀM THANH TRA

Thứ hai - 03/04/2023 10:56
Thực hiện thanh tra là ba thanh tra viên nông dân của nhóm này được phân công thanh tra nhóm khác gọi là thanh tra chéo nhau. Để trở thành thanh tra viên, ba nông dân là thành viên của mỗi nhóm sản xuất sẽ được đi đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, cách quan sát, cách đặt câu hỏi, cách điền bảng hỏi và hoàn thành báo cáo tham chiếu theo tiêu chuẩn được nông dân lựa chọn làm theo. Công việc không đơn giản trong khi không có thù lao, đó là cả một nỗ lực to lớn của người nông dân chỉ quen sản xuất trên đồng ruộng.
NÔNG DÂN LÀM THANH TRA
        Cách đây gần 24 năm, khi bắt đầu làm dự án của Tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á, Đan Mạch (ADDA) về Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management - IPM) trên rau, ADDA thay vì sử dụng cán bộ khuyến nông làm giảng viên, đã tuyển chọn những nông dân tại 34 xã của 4 huyện ngoại thành Hà Nội để đào tạo nâng cao năng lực trở thành những tập huấn viên. Sau 4,5 tháng rời bỏ công việc chuyên tâm vào học và hành cùng các kỹ năng truyền đạt, họ trở về địa phương thực hiện nhiệm vụ của mình, tổ chức các lớp huấn luyện nông dân, thúc đẩy phong trào sản xuất an toàn của địa phương áp dụng nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp gọi tắt là IPM. Là trợ lý dự án lúc đó, nghe nhiều bình luận không tích cực về năng lực của nông dân, không tin rằng nông dân khó mà trở thành tập huấn viên thực thụ. Và thực tế là chúng tôi, những cán bộ dự án, bên cạnh việc hỗ trợ các giảng viên nông dân về phương pháp, giúp họ ngày càng trưởng thành và tự tin trong công việc của mình, chúng tôi còn học được nhiều kinh nghiệm quý báu từ họ.

        Kết thúc 6 năm dự án IPM, tiếp nối là một dự án về nông nghiệp hữu cơ với quy mô lớn hơn, một dự án đầy thách thức trong bối cảnh Việt Nam lúc đó chưa có khái niệm về NNHC, chưa có chính sách và quy định định hướng cho NNHC như bây giờ. ADDA nỗ lực hơn để đào tạo nông dân trở thành thanh tra viên, những giám sát viên, khuyến khích sự tham gia của nhiều bên liên quan để vận dụng phương pháp tiếp cận của một hệ thống đảm bảo có sự tham gia cộng đồng. Nhìn nhận một cách thẳng thắn, nông dân không chuyên nghiệp như những thanh tra viên được trả lương tiền triệu cho một ngày công thanh tra, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, được nhận tiền và sau đó không cần biết sản phẩm mà họ vừa cấp chứng nhận có bán được hay không! Trước và sau khi chứng nhận, những diễn biến hàng ngày trên đồng ruộng thế nào không phải là nhiệm vụ của họ. Nhưng với nông dân, đó là câu chuyện sinh kế, họ phải ứng xử từng ngày từng giờ trong quá trình giám sát nhau đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn và quy định. Họ thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo sự phân công có sự quan sát của các bên liên quan. Họ là sự chuyển đổi thói quen trong tâm thức vô cùng khó khăn để làm ra thực phẩm lành cho xã hội. Giá trị này không thể tính được bằng tiền. Họ chính là nông dân, là sự trân trọng mà chúng tôi dành trọn vẹn trong suốt 14 năm qua khi đi cùng nhau. Chúng tôi, những tác nhân trong PGS luôn bên cạnh khuyến khích, tạo cơ hội sửa lỗi nếu nông dân mắc sai lầm, động viên nhiều lắm và cũng xử lý nghiêm minh khi có vi phạm nghiêm trọng.

        Họ chính là nông dân, đã làm được những điều tưởng là không thể. Cho dù đâu đó có người "chưa công nhận", thậm chí không tin họ có thể hoàn thành nhiệm vụ của một thanh tra viên hay tập huấn viên. Hay một số khác với góc nhìn chưa tích cực và phiến diện, cho rằng PGS 14 năm qua, kết quả có chăng là vì hệ thống bao che cho nông dân, quy chụp PGS chỉ vì thành tích.  Đã có nhiều nhóm nông dân tan vỡ với nhiều lý do khác nhau. Bị loại ra khỏi PGS vì nhiều lần lặp lại vi phạm, bị lấy mất đất do quy hoạch, bị già yếu không thể tiếp tục vv.... Đã có nhiều nông dân không thể trụ lại và nhiều nhóm nông dân đã không còn tên trong PGS. Sự giảm diện tích, giảm số thành viên nông dân, nếu nhìn nhận một các chính xác, đây mới gọi là thành tích của PGS Việt Nam. 

         Cảm ơn bà con nông dân đã làm ra những sản phẩm hữu cơ bằng sự nỗ lực của chính mình, không phụ niềm tin của bao người đang ủng hộ, để chúng tôi được hưởng trọn vẹn những sản phẩm hữu cơ bằng cả sự tin tưởng của mình.

Một số hình ảnh do Giám sát viên cung cấp:

 
Tổ thanh tra gồm thanh tra viên nông dân, Liên nhóm và GSV từ Ban điều phối và nông dân được thanh tra
Tổ thanh tra gồm thanh tra viên nông dân, Liên nhóm và GSV từ Ban điều phối và nông dân được thanh tra
Chị Đường - Phó GĐ HTX Đồng Sương trên ruộng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS
Nông dân PGS cùng chia sẻ kinh nghiệm trên đồng ruộng
Nông dân chủ yếu là nữ 
Khu vực sản xuất hữu cơ tập trung 1,5 ha của 3 nhóm sản xuất thuộc HTX Đồng Sương
Vườn rau hữu cơ được trồng xen canh, đa chủng loại
Nông dân kiểm tra sổ sách (nhật ký sản xuất)
Hoạt động kiểm tra sổ ghi chép của các nông dân PGS
Sổ ghi chép của nông dân
Nhật ký sản xuất được cập nhật theo đầy đủ, cụ thể
Bà Từ Thị Tuyết Nhung - Trưởng BĐP PGS Việt Nam chia sẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Th?nh vi?n v? ?i t?c
CODAS
Bác Tôm
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Tâm Đạt Hữu Cơ
Rau Tràng An
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây