TRỞ THÀNH NGƯỜI TIÊU DÙNG HỮU CƠ TOÀN CẦU (P2)

Thứ ba - 27/12/2022 22:56
TRỞ THÀNH NGƯỜI TIÊU DÙNG HỮU CƠ TOÀN CẦU (P2)

2. CHỨNG NHẬN HỮU CƠ MỸ (USDA)

 Tại Mỹ, các sản phẩm hữu cơ phải đáp ứng được những yêu cầu: được giám sát bởi các tổ chức chứng nhận được ủy quyền bởi Chương trình hữu cơ quốc gia (NOP) của USDA, tuân theo tất cả các quy định hữu cơ của USDA; các sản phẩm được sản xuất mà không áp dụng các phương pháp bị loại trừ hoặc bị cấm, được sản xuất bằng cách sử dụng các chất được phép. Nếu không được chứng nhận thì bạn không được đưa ra bất kỳ tuyên bố hữu cơ nào trên thông tin quản bá hoặc sử dụng con dấu hữu cơ của USDA ở bất kỳ đâu trên bao bì. Nếu sản phẩm không được chứng nhận hữu cơ mà vẫn dán nhãn hữu cơ USDA thì có thể bị phạt tài chính hàng nghìn đô la cho mỗi lần vi phạm (tùy mức độ vi phạm).

Chương trình Hữu cơ Quốc gia (NOP) phát triển các quy tắc và quy định cho việc sản xuất, xử lý, dán nhãn và thực hành áp dụng tất cả các sản phẩm hữu cơ của USDA.

Mẫu dấu chứng nhận hữu cơ USDA phải được in rõ ràng, dễ thấy trên bao bì theo thiết kế sau: 
 

LOGO HỮU CƠ USDA      
LOGO HỮU CƠ USDA


Hệ màu của dấu chứng nhận (PMS): Màu xanh lục: PMS 348 và nâu: PMS 175  hoặc phiên bản đen trắng.

Anh chị có thể kiểm tra thông tin về các nhà sản xuất, sản phẩm hữu cơ được chứng nhận USDA theo đường link sau: https://organic.ams.usda.gov/Integrity/

Dấu chứng nhận hữu cơ USDA chỉ được sử dụng cho các sản phẩm có chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ (không bao gồm muối và nước). Các trường hợp khác đều không được sử dụng logo hữu cơ này.

 
 

Một số sản phẩm hữu cơ của Vinamit và gạo Tấn Vương đạt chứng nhận hữu cơ USDA và được dán nhãn chứng nhận.


3. CHỨNG NHẬN HỮU CƠ NHẬT BẢN (Organic JAS):

Logo hữu cơ Nhật Bản (Organic JAS) chỉ có thể được sử dụng khi các đơn vị kinh doanh có sản phẩm đã được chứng nhận bởi cơ quan chứng nhận JAS (cơ quan này phải được công nhận bởi MAFF – Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản). Ngoài ra, tại Nhật Bản không được bán nông sản, thực phẩm chế biến là “thực phẩm hữu cơ” với các tên gọi như “organic, hữu cơ” … mà không có logo Organic JAS.  

Dấu chứng nhận hữu cơ Nhật Bản (JAS):

–  Khoảng cách A ít nhất phải là 5mm

–  Khoảng cách B sẽ dài gấp đôi A và D, sẽ bằng 3/10 của C.

–  Chiều cao của các ký tự của tổ chức chứng nhận phải bằng D

– Có thể viết tắt tên tổ chức chứng nhận

–  Name of certification body: Tên tổ chức chứng nhận

– Certification number: Số chứng nhận

Có thể bỏ số chứng nhận trong trường hợp sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, nhà nhập khẩu sản phẩm hữu cơ đó có thể được xác định bởi mô tả thể hiện trên bao bì, số lô hàng hoặc số hóa đơn của các loại thực phẩm, đồ uống đó, hoặc các loại dầu và mỡ phù hợp với các quy định của pháp luật và quy định có liên quan.

Anh chị có thể đọc thêm thông tin về chứng  nhận hữu cơ Nhật Bản tại đây: https://www.maff.go.jp/e/policies/standard/specific/organic_JAS.html   

Hiện nay chỉ có Trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT là tổ chức chứng nhận Việt Nam duy nhất được MAFF (Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản) công nhận đủ điều kiện để chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản tại Việt Nam tính đến ngày 13/12/2022.

 

Hai sản phẩm gạo hữu cơ của Việt Nam đạt chứng nhận hữu cơ Nhật Bản

4. CHỨNG NHẬN HỮU CƠ CANADA:

Tất cả các sản phẩm hữu cơ, theo Chương trình hữu cơ Canada, phải được chứng nhận bởi cơ quan chứng nhận được Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) công nhận. CFIA quy định mẫu logo hữu cơ của Canada bên dưới.

                              

Hệ màu của logo: chữ đen, xanh lá cây (Pantone số 368) và đỏ (Pantone số 186).

Chỉ những sản phẩm có hàm lượng hữu cơ từ 95% trở lên và đã được chứng nhận thì mới được mang logo hữu cơ Canada. Việc sử dụng logo hữu cơ là tự nguyện nhưng khi sử dụng nó phải tuân theo các yêu cầu trong phần 13 của Quy định về thực phẩm an toàn cho người Canada (SFCR).

Các sản phẩm nhập khẩu hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu của Chương trình hữu cơ Canada. Nếu logo hữu cơ của Canada nằm trên nhãn đi kèm của một sản phẩm nhập khẩu, thì dòng chữ “Sản phẩm của” ngay trước quốc gia xuất xứ hoặc từ “Được nhập khẩu” phải ở gần logo. Những phần này phải được ghi trên nhãn bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh.

Anh chị có thể đọc thêm thông tin chi tiết tại đây:  https://inspection.canada.ca/food-labels/labelling/industry/organic-claims/eng/1623967517085/1623967517522?chap=5 

Ảnh một sản phẩm trên thị trường có dấu chứng nhận hữu cơ của Canada

5. CHỨNG NHẬN HỮU CƠ ÚC (ACO):

Logo chứng nhận hữu cơ Úc không được sử dụng trên các sản phẩm có trọng lượng/hàm lượng hữu cơ được chứng nhận ít hơn 95% (không bao gồm muối và nước). Mẫu logo hữu cơ Úc.

       

XXXX: số chứng nhận được tổ chức/công ty chứng nhận cấp cho nhà điều hành. Tên của tổ chức/công ty chứng nhận sẽ được đặt trước từ “CERT”


Khi sử dụng logo chứng nhận hữu cơ Úc thì cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

– Phải có không gian ngăn cách rõ ràng xung quanh logo hữu cơ Úc, không có các yếu tố đồ họa khác.

– Logo phải luôn rõ ràng, dễ đọc khi được hiển thị trên cả bản in và trên trực tuyến. Màu logo có thể đảo ngược để sử dụng trên nền đen hoặc tối.

– Bắt buộc: phải ghi rõ thông tin chứng nhận trên logo (ví dụ: hữu cơ (organic), đang chuyển đổi sang hữu cơ (inconversion), …) tên tổ chức chứng nhận, số chứng nhận.  

Link  tham khảo:  https://aco.net.au/downloads/labellingstyleguides.pdf

 

Tổng hợp một số mẫu logo chứng nhận hữu cơ (organic) và sinh học (biodynamic) Úc:


Một số hình ảnh sản phẩm có chứng nhận hữu cơ Úc được bày bán tại các cửa hàng thực phẩm tại Việt Nam.

TRỞ THÀNH NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI – PHẦN 1
 

Hiệp Hội NNHC Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Th?nh vi?n v? ?i t?c
Bác Tôm
Tâm Đạt Hữu Cơ
Rau Tràng An
CODAS
Rau Hữu cơ Thanh Xuân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây